Tăng Sắc Tố Da Là Gì? Hướng Điều Trị Tình Trạng Này Ra Sao?

Icon Logo CMS Administrator | 24.02.2023

Tăng sắc tố là một tình trạng xảy ra khá phổ biến và thường vô hại. Khi mắc chứng này, các mảng da sẽ trở nên tối màu hơn so với da bình thường xung quanh. Tăng sắc tố có thể ảnh hưởng đến màu da của mọi người, thuộc mọi chủng tộc. Cùng tìm hiểu hiện tượng này qua bài viết sau đây. 

Tăng sắc tố da

Tăng sắc tố da là một tình trạng mà các mảng/đốm da trở nên sẫm màu hơn so với vùng da xung quanh. Điều này thường xảy ra khi hắc tố melanin (sắc tố quyết định màu sắc của làn da) bị dư thừa. Chứng tăng sắc tố da có thể ảnh hưởng đến bất kỳ màu da hay chủng tộc nào.

Tăng sắc tố da có thể là những mảng nhỏ, bao phủ với khu vực da lớn hoặc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Tăng sắc tố da thường vô hại nhưng đây có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe nào đó khác.

Tăng sắc tố da

Các loại tăng sắc tố da thường gặp: 

  • Nám: Nguyên nhân gây ra là do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai. Các khu vực tăng sắc tố da xảy ra phổ biến ở bụng và mặt, tuy nhiên nó có thể diễn ra ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể
  • Thâm mụn: Đây thường là kết quả do làn da bị tổn thương
  • Sạm nắng: Tăng sắc tố da biểu hiện dưới dạng xuất hiện các đốm da ở các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như bàn tay, mặt

Nguyên nhân gây tăng sắc tố da

Sạm da là một dạng tăng sắc tố da phổ biến. Tình trạng này xảy ra do tác hại của ánh nắng mặt trời. Những mảng da nhỏ, sẫm màu này thường được tìm thấy trên tay, mặt hoặc các khu vực khác trên cơ thể, nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Melanin được sản xuất nhiều hơn khi da bị tổn thương, ví dụ như sau khi tiếp xúc với tia cực tím. Quá trình tăng sinh melanin ở da sẫm màu có thể có khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời cao hơn ở da trắng.

Phụ nữ khi mang thai khiến nội tiết tố trong cơ thể có thay đổi. Tác động của nội tiết tố Estrogen trong thời kỳ mang thai hoặc do dùng một số loại thuốc có thể làm gây tình trạng tăng sắc tố da có ở núm vú, âm đạo và vùng bụng (đường linea nigra).

Một số chấn thương như vết cắt, bỏng hoặc viêm do các rối loạn như mụn trứng cá, lupus cũng có thể gây ra chứng tăng sắc tố da sau khi chúng biến mất. Da của một số người trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với một số loại thực vật như chanh, cần tây....có chứa các hợp chất furvitymarin so với tác động của tia cực tím.

Phương pháp điều trị tăng sắc tố da

Sự gia tăng của melanin là do tế bào sắc tố phản ứng lại khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là nguyên nhân gây tình trạng tăng sắc tố. Dưới đây là một số cách điều trị tăng sắc tố da bạn có thể tham khảo.

Sử dụng kem chống nắng

Chống nắng là bước chăm sóc da quan trọng nhất mà bạn có thể làm để giúp ngăn ngừa quá trình tăng sắc tố da. Điều quan trọng cần nhớ là ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng đến da ngay cả trong những ngày trời nhiều mây. 

Sử dụng kem chống nắng

Vì vậy, hãy cung cấp cho làn da của bạn sự bảo vệ cần thiết hàng ngày cũng như giúp giảm thiểu tình trạng tăng sắc tố da ở mức thấp nhất. Hãy nhớ sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và thoa lại sau mỗi 2 giờ. Ngoài ra, hãy cố gắng tránh ra đường những giờ nắng gắt nhất và mặc quần áo bảo vệ, đeo kính chống nắng bất cứ khi nào có thể.

Sử dụng sản phẩm bôi 

Các chất sau đây được sử dụng có tác dụng làm sáng da. Cách điều trị tăng sắc tố da này cũng có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp để có thể đem lại kết quả tốt hơn trong một số trường hợp:

  • Retinoids - có nguồn gốc từ vitamin A và được sử dụng như kem dưỡng. Chúng có tác dụng làm giảm sự tăng sắc tố bằng cách ngăn chặn tác động của enzyme tyrosinase, tăng sự thay đổi của biểu bì da và tạo điều kiện cho sự phân tán của các hạt sắc tố. Một số sản phẩm có thể mua dưới dạng không kê đơn, một số sản phẩm điều trị cần được bác sĩ kê đơn.
  • Axit glycolic - có nguồn gốc từ mía và được sử dụng như một thành phần lột da hóa học. Axit glycolic giúp tẩy tế bào chết và loại bỏ các tế bào da chết sẫm màu trên bề mặt da, để lộ ra một lớp da tươi mới với làn da đều màu hơn.
  • N-acetyl glucosamine - Loại axit amin này có tác dụng ức chế tyrosinase. Nó thường được sử dụng trong kem dưỡng da cùng với niacinamide - một dẫn xuất của vitamin B3. Thành phần này thường dễ dung nạp và có tác dụng làm sáng da tốt.
  • Axit L-Ascorbic (vitamin C) - có tác dụng giúp làm mờ vết thâm nám. Vitamin C có tác dụng ức chế sự tổng hợp melanin bằng cách điều chỉnh hoạt động của một loại enzyme gọi là tyrosinase.

Kết luận

Trên đây là các thông tin về chứng tăng sắc tố da và các phương pháp điều trị. Qua bài này, bạn đã có thể nắm được và có phương án chăm sóc da của mình cẩn thận hơn. Hãy dành thời gian mỗi ngày để chăm sóc làn da nhé!