Đổ Nước Giặt Vào Bồn Cầu: Lợi Hay Hại?
Rất nhiều người có thói quen đổ bột giặt hoặc nước giặt vào bồn cầu nhằm mục đích tẩy rửa. Tuy nhiên, việc làm này liệu có đúng? Hãy cùng Phú Thái tìm hiểu qua bài viết này.
Thành phần trong nước giặt/ bột giặt
Nước giặt là chất tẩy rửa các vết bẩn, đồng thời diệt vi khuẩn trên quần áo hiệu quả nhất. Thành phần của nước giặt thường bao gồm muối natri của axit béo, cùng nhiều thành phần tẩy rửa khác giúp việc giặt quần áo sạch sẽ và đánh bay vết bẩn dễ dàng hơn.
Bột giặt
Bên cạnh đó, nước xả vải thường chứa rất nhiều hóa chất khác nhau như: chất làm mềm vải sợi, axit béo, silicon (dạng dầu) cùng các ester glycerol và polyethylene glycol... Ngày nay, khi sản xuất, nhà sản xuất sẽ bổ sung thêm các chất diệt khuẩn cũng như các chất tạo mùi để làm giảm mùi hôi, khiến nước xả trở thành cách làm thơm quần áo được nhiều chị em tin dùng.
Tác hại khi đổ bột giặt vào bồn cầu
Khi chúng ta đi vệ sinh, các chất thải sẽ được đưa xuống bể phốt nơi có các loại vi sinh vật, vi khuẩn có tác dụng tiêu huỷ và khử đi mùi hôi thối của các chất thải. Trong xà phòng chứa nồng độ chất tẩy rửa cao, do đó nếu bạn duy trì thói quen này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái của bể phốt. Chúng sẽ gây ra các hiện tượng đường ống thoát chất thải xuống bể chứa bị bám các lớp cặn bã, cản trở sự thông thoáng gây tắc nghẽn đường cống.
Tắc nghẽn đường ống
Nước giặt, bột giặt và nước xả chứa nhiều chất tẩy, chất diệt khuẩn…Do đó, việc đổ chúng vào bồn cầu sẽ làm cho các vi sinh vật tự hoại trong bồn cầu bị tiêu diệt, dẫn đến quá trình phân huỷ chất thải trở nên khó khăn hơn.
Hơn nữa, nước xả vải còn chứa nhiều silicon (dạng dầu), axit béo, dễ khiến cho bồn cầu bị tắc nghẽn. Thói quen này tiếp diễn lâu ngày sẽ khiến cho bồn cầu bị nghẹt và có mùi hôi khó chịu. Kết quả là bạn sẽ phải thường xuyên thông tắc bồn cầu tại nhà hoặc phải nhờ đến các dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ.
Bồn cầu nhanh ố vàng
Có một thực tế là rất nhiều chị em coi nước giặt thông thường là một loại nước tẩy rửa bồn cầu. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Do nước giặt chứa nhiều chất tẩy, việc đổ nước giặt thường xuyên vào bồn cầu sẽ khiến men bồn cầu bị ăn mòn, lâu ngày sẽ hư hỏng. Ngoài ra, nước xả vải thường có chất tạo màu nhẹ, mùi hương, cùng silicon dạng dầu nên sẽ dễ bám vào thành bồn cầu và khiến cho bồn cầu có các mảng ố vàng. Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh, việc tẩy bồn cầu sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian và công sức.
Bồn cầu bị ố vàng
Như vậy, nếu muốn giữ bồn cầu, nhà tắm luôn thơm mát và sáng bóng, bạn nên thường xuyên vệ sinh phòng tắm và chọn những sản phẩm tẩy rửa, làm thơm chuyên dụng dành cho nhà vệ sinh để đảm bảo an toàn sức khỏe của cả gia đình.
Phương pháp tẩy rửa bồn cầu hiệu quả
Sử dụng phèn chua
Phèn chua có khả năng phân tách, hút sạch mảng bám hiệu quả nên bạn có thể dùng thứ này để tẩy rửa bồn cầu. Bạn chỉ cần chuẩn bị 400g phèn chua và hòa với 1-1,5 lít nước, khuấy tan rồi dùng dung dịch này đổ dàn đều vào bồn cầu. Sau đó, bạn dùng bàn chải chà sạch và nhấn nút xả nước là được.
Giấm và baking soda
Cả hai thành phần này đều có tính tẩy rửa mạnh nhưng lành tính nên được sử dụng rộng rãi trong việc lau dọn, vệ sinh nhà cửa. Hãy pha giấm trắng với bột baking soda và nước ấm theo tỉ lệ 2:1:3. Đổ dung dịch này vào bồn cầu hoặc những nơi ố vàng, để nguyên khoảng 45 phút trước rồi dùng vòi cao áp xịt là vết bẩn sẽ trôi sạch.
Nước cốt chanh
Nhờ đặc tính axit tự nhiên mà nhiều người sử dụng nước cốt chanh để lau dọn nhà cửa, trong đó có tác dụng loại bỏ vết ố vàng bám trên bồn cầu. Bạn chỉ cần xịt nước cốt chanh vào bồn cầu, tập trung ở những nơi xuất hiện vết bẩn, giữ nguyên khoảng 15 phút rồi dùng bàn chải chà sạch và xả nước là được. Ngoài ra, bạn có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu vào nước cốt chanh để nhà vệ sinh thơm tho.
Kết luận
Trên đây là bài viết về các tác hại khi đổ nước xà phòng vào bồn cầu. Hy vọng rằng bạn sẽ bỏ thói quen xấu này để bồn cầu luôn trắng sáng và sạch sẽ như mới.