Những Lưu Ý Về Kỳ Kinh Nguyệt Đầu Tiên Của Bé Gái Tuổi Dậy Thì
Lần đầu tiên có kinh nguyệt sẽ khiến trẻ ở tuổi dậy thì cảm thấy bối rối. Đây là cột mốc phát triển quan trọng của phụ nữ vì là tín hiệu thông báo bạn đã có khả năng sinh sản. Bạn nên trang bị những kiến thức, thông tin cần thiết về cách chăm sóc sức khỏe khi chuẩn bị trải qua chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Cùng tìm hiểu dưới bài viết sau.
Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên
Chu kỳ kinh nguyệt là một phần quan trọng của hệ sinh dục nữ vì cần thiết cho quá trình mang thai và sinh sản. Việc hành kinh diễn ra theo chu kỳ nhưng sẽ có những đặc điểm khác nhau ở mỗi người. Hầu hết các bé gái đều có kinh lần đầu khi ở độ tuổi từ 11 – 15 nhưng vẫn có trường hợp có kinh sớm hơn hoặc muộn hơn.
Lần đầu tiên có kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra sau khi bạn rụng trứng lần đầu tiên. Trước đó, buồng trứng sẽ giải phóng trứng ra ống dẫn trứng và di chuyển xuống tử cung. Đồng thời, khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu, buồng trứng tiết ra nội tiết tố estrogen và progesterone khiến niêm mạc tử cung dày lên.
Với chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, có nhiều trường hợp kinh nguyệt của các bé gái không đêu. Đây là hiện tượng bình thường, khi bước vào tuổi dậy thì, các hệ thống vùng dưới đồi còn chưa được hoàn chỉnh. Tình trạng này được điều chỉnh trong 1 - 2 năm đầu và chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra ổn định sau đó.
Dấu hiệu chu kỳ kinh đầu tiên
Kinh nguyệt là kết quả của quá trình dậy thì và có liên quan đến hormone. Do đó, dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu thường phụ thuộc vào việc bé gái đã dậy thì hay chưa. Bạn có thể xác định dựa vào các dấu hiệu sau.
- Xuất hiện mụn trứng cá
- Lông mu phát triển ở vùng kín, vùng dưới cánh tay
- Ngực nảy nở. Nhiều bé gái sẽ có kinh lần đầu sau khoảng 2 năm kể từ khi ngực bắt đầu phát triển.
- Có dịch âm đạo. Chu kỳ kinh đầu tiên thường bắt đầu sau khoảng 6 tháng đến 1 năm kể từ khi bạn gái có dấu hiệu tiết dịch âm đạo.
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Vào 1 - 2 năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt của các bé gái vẫn chưa ổn định do các hormon sinh dục và vùng dưới đồi chưa hoàn chỉnh. Hiện tượng đó được gọi là rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Với chu kỳ kinh nguyệt thông thường, chúng có độ dài khoảng 1 tháng hoặc từ 21 - 35 ngày. Thậm chí có trường hợp rối loạn đến nửa năm sau mới xuất hiện lần hành kinh tiếp theo. Khoảng thời gian giữa 2 kỳ kinh liên tiếp phụ thuộc vào sức khoẻ và thể trạng của mỗi người.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Trong mỗi chu kỳ, lượng máu kinh nguyệt mất đi khoảng 50 ml. Nếu lượng máu quá nhiều vượt trên 200 ml, trẻ phải liên tục thay băng vệ sinh, người mệt mỏi... là dấu hiệu bất thường, phụ huynh cần đưa bé đi bệnh viện kiểm tra. Tình trạng này có thể liên quan bệnh lý rối loạn đông máu, bệnh lý huyết học mà có thể trước đó chưa có biểu hiện.
Ngày hành kinh đầu tiên, kinh nguyệt có thể ít, nhưng bé khó chịu đau bụng, ngày thứ 2- 3 máu kinh sẽ nhiều hơn, đến ngày 4-5 giảm. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 3-5 ngày, một số trường hợp có thể đạt tối đa 7 ngày.
Lựa chọn sản phẩm thích hợp và an toàn
Lần hành kinh đầu tiên sẽ bất ngờ, không được báo trước, do đó phụ huynh có con gái trong tuổi dậy thì cần theo dõi, dạy con một số dấu hiệu có thể gặp như: đau bụng tiền kinh nguyệt, người mệt mỏi, cáu gắt, có thể thay đổi về da như nổi mụn, mất ngủ, tích nước, thèm ăn đồ chua hoặc ngọt. Phụ huynh cần phải chuẩn bị sẵn dụng cụ vệ sinh, hướng dẫn bé gái cách sử dụng.
Sử dụng sản phẩm phù hợp
Phụ huynh nên tư vấn cho con chọn sử dụng băng vệ sinh phù hợp, tránh lem bẩn lên quần áo, giường chiếu. Đồng thời, bạn nên giải thích rõ cho bé gái các sản phẩm vệ sinh như tampon, cốc nguyệt san được sử dụng ở các bé gái nước ngoài. Đây là những sản phẩm dành cho nhóm bé gái có quan hệ tình dục rồi mới nên sử dụng.
Kết luận
Lần xuất hiện kinh nguyệt lần đầu sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của con. Các mẹ cần bên cạnh con như người hướng dẫn, làm bạn cùng con, dạy con các bài học về chăm sóc bản thân, bảo vệ – tự vệ cho bản thân tránh tiếp xúc gần với nam giới, đặc biệt không để người khác chạm vào vùng kín. Hãy cùng con bảo vệ sức khỏe nhé.
Bài viết liên quan