Kinh Nguyệt Kéo Dài: Nỗi Lo Lắng Không Của Riêng Ai

Icon Logo CMS Administrator | 11.10.2023

Kinh nguyệt kéo dài là vấn đề thường gặp ở chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Vậy, hiện tượng kinh nguyệt kéo dài là gì? Hãy cùng Phú Thái tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Kinh nguyệt kéo dài

Kinh nguyệt là hiện tượng xuất huyết sinh lý của tử cung. Máu kinh đỏ sẫm, không đông, bao gồm máu tử cung và niêm mạc bong tróc của âm đạo - tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong cơ quan sinh dục nữ. Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh bình thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 28 đến 32 ngày. Trong đó, thời gian hành kinh xuất hiện từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba hoặc ngày thứ năm của chu kỳ.

Kinh nguyệt kéo dài

Như vậy, nếu chị em phụ nữ có số ngày “đèn đỏ” nhiều hơn 7 ngày thì có nghĩa là chị em đang gặp tình trạng kinh nguyệt kéo dài và kinh nguyệt không đều. Đây cũng là tình trạng ra máu kéo dài trên bảy ngày nhưng lại không mang tính chu kỳ. Lượng máu có thể ít, trung bình hoặc nhiều. Trong trường hợp kinh nguyệt kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh rong huyết.

Nguyên nhân gây kinh nguyệt kéo dài

Nguyên nhân gây tình trạng kinh nguyệt kéo dài có 2 loại là: kinh nguyệt kéo dài cơ năng và kinh nguyệt kéo dài thực tế. 

Nguyên nhân đầu tiên là do thay đổi nội tiết tố và rụng trứng. Điều này có thể khiến niêm mạc tử cung dày lên, dẫn đến tình trạng bong lớp lót tử cung khiến ngày “rụng dâu” có thể kéo dài đến 15 ngày.

Nếu bạn có thể trạng béo phì, đây cũng có thể là một nguyên nhân. Việc thừa cân có thể khiến lớp mô mỡ thúc giục cơ thể sản xuất thêm nhiều Estrogen. Và chính lượng Estrogen xấu này là “thủ phạm” tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, kỳ kinh kéo dài có thể là tác dụng phụ của các loại thuốc. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến “ngày đèn đỏ” kéo dài hơn đó là: thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid,….

Ngoài ra, nếu bạn đang mắc phải một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư âm đạo, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung…kỳ kinh nguyệt của bạn có thể bị kéo dài. 

Kinh nguyệt kéo dài có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt kéo dài gây mất máu, về lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu mạn nặng dần. Lúc này, bạn sẽ thấy các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, giảm khả năng lao động gắng sức, kém tập trung, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng...xuất hiện. Đây cũng là cơ hội tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn khu trú ở cơ quan sinh dục ngoài, từ âm hộ di chuyển ngược dòng vào bên trong, gây viêm nhiễm, sinh mủ rồi xơ hóa, dây dính. Điều này làm tăng nguy cơ vô sinh sau này.

Kinh nguyệt kéo dài

Hiện tượng kinh nguyệt kéo dài sẽ kèm theo khí hư, đau bụng dưới, căng tức ngực,... làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Về mặt tâm lý, người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt cũng như về quan hệ vợ chồng.

Điều tiết kinh nguyệt kéo dài

Để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn chị em nên lưu ý: 

  • Giữ tinh thần thoải mái, ổn định, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, lo lắng bởi
  • Tạo lập lối sống lành mạnh, khoa học, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, sử dụng chất kích thích 
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách nhằm hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục 

Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra trong thời gian dài, đi kèm với các triệu chứng bất thường khác thì bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về kỳ kinh nguyệt kéo dài. Hy vọng rằng bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng này, và có hướng điều trị thích hợp, giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày. Đừng quên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề phụ khoa nhé các chị em.