Độ Dày Niêm Mạc Tử Cung Như Nào Là Bình Thường?

Icon Logo CMS Administrator | 21.12.2023

Niêm mạc tử cung là một trong những cấu trúc quan trọng của cơ thể đặc biệt liên quan trực tiếp đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Vậy, độ dày của niêm mạc tử cung có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé. 

Niêm mạc tử cung

Niêm mạc tử cung là lớp niêm mạc mềm và xốp bao phủ toàn bộ bề mặt phía trong tử cung. Sự phát triển của lớp niêm mạc tử cung phụ thuộc vào hormon estrogen ở trong cơ thể của nữ giới.

Niêm mạc tử cung được cấu tạo bởi biểu mô trụ tuyến và mô đệm. Hàng tháng, dưới tác dụng của nội tiết sinh dục, nội mạc tử cung sẽ phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh không xảy ra thì nội mạc tử cung sẽ tự động bong ra và gây nên hiện tượng kinh nguyệt ở người phụ nữ. Trong trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ, các hormone của thai kỳ sẽ thúc đẩy cho lớp niêm mạc dày lên tạo môi trường lý tưởng để thai nhi phát triển cũng như cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Niêm mạc tử cung

Cấu tạo của niêm mạc tử cung gồm 2 phần chính bao gồm lớp đáy và lớp nông (niêm mạc chức năng). Lớp đáy là lớp nội mạc căn bản hình thành bởi tế bào biểu mô trụ tuyến với các mô đệm, lớp này có vai trò là lớp nền sinh sản tạo nên các phần chức năng ở trên, không chịu tác dụng của hormone của buồng trứng. Lớp nông hay lớp niêm mạc chức năng là phần chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chu kỳ kinh nguyệt cũng như những biến đổi của hormone trong chu kỳ.

Độ dày của niêm mạc tử cung

Độ dày niêm mạc tử cung thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ.

  • Giai đoạn vừa hết kỳ kinh nguyệt: thời điểm niêm mạc tử cung đang bắt đầu tái tạo lại, vì vậy  độ dày khoảng 2 – 4 mm. 
  • Giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt, trước thời điểm rụng trứng: Lớp niêm mạc dày lên đáng kể, độ dày lên đến 11mm. 
  • Giai đoạn sau khi rụng trứng và sắp đến kỳ hành kinh: Lớp niêm mạc khoảng 12-16mm. Nếu không có thai nhi đến làm tổ thì lớp niêm mạc này sẽ bong ra tạo thành kinh nguyệt.

Độ dày niêm mạc tử cung dễ mang thai

Trong khoảng thời gian rụng trứng giữa chu kỳ kinh nguyệt, lớp nội mạc tử cung dày khoảng 8 - 12 mm là thuận lợi nếu xảy ra hiện tượng thụ thai. Trứng đã thụ thai lúc này sẽ bám vào buồng tử cung và làm tổ. 

Khi có dấu hiệu thụ thai, cơ thể cũng tự động sản sinh lượng lớn hormone sinh dục nữ, dẫn tới tình trạng tăng sinh và làm dày lớp nội mạc nhanh chóng. Chiều dày lớp nội mạc như vậy là phù hợp với sự phát triển của thai.

Nguyên nhân niêm mạc tử cung dày lên

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến niêm mạc tử cung dày, trong đó phần lớn do lượng estrogen được sản xuất quá nhiều nhưng lại thiếu hụt progesterone trong cơ thể. Từ đó, chúng dẫn đến sự phát triển nhanh và quá mức của lớp niêm mạc tử cung, lớp niêm mạc này không bị bong ra và tiếp tục phát triển dưới sự tác động của estrogen dẫn đến tăng sản nội mạc, làm lớp nội mạc tử cung dày lên.

Nguyên nhân của tình trạng rối loạn nội tiết này đến từ: buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn, tiền mãn kinh, sử dụng thuốc chứa Estrogen liên tục…Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân gây dày lớp niêm mạc tử cung: 

  • Béo phì
  • Hút thuốc
  • Điều trị thuốc Tamoxifen. 
  • Tuổi tác: phụ nữ trên 35 tuổi
  • Phụ nữ không mang thai

Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe chung của cơ thể, để biết niêm mạc tử cung có bất thường hay chị em nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám và biết về tình trạng cụ thể của bản thân.

Niêm mạc tử cung dày có nguy hiểm không?

Niêm mạc tử cung không quá dày hoặc quá mỏng là độ dày lý tưởng cho việc thụ thai và cho thai nhi điều kiện tốt để phát triển. Nếu niêm mạc tử cung quá dày, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai kèm theo đó là những bệnh lý nguy hiểm. Phụ nữ có niêm mạc tử cung dày từ 20mm sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai vì lượng estrogen được tiết ra trong cơ thể nhiều khiến cho niêm mạc phát triển mạnh cản trở đến quá trình làm tổ của thai nhi.

Độ dày niêm mạc tử cung

Hơn nữa, niêm mạc tử cung dày còn là triệu chứng của các bệnh lý nội tiết (buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn,…). Khi lượng estrogen bị đẩy lên quá cao, phụ nữ phải đối mặt với những hiện tượng như vô kinh, hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn… những hiện tượng này đều ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, đời sống tình dục cũng như cản trở quá trình thụ thai của phụ nữ.

Kết luận

Trên đây là các thông tin về độ dày của lớp niêm mạc tử cung mà chị em nên biết. Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ để có thể phát hiện kịp thời các bệnh phụ khoa, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả nhất,