Phương Pháp Chăm Sóc Vùng Kín Trong Giai Đoạn Mang Thai 

Icon Logo CMS Administrator | 06.04.2023

Trong thời gian mang thai, "vùng kín" của chị em sẽ có rất nhiều thay đổi. Nếu không vệ sinh đúng cách vào thời điểm này, các mầm bệnh sẽ có nguy cơ tiềm ẩn phát triển.  Cách vệ sinh vùng kín trong thời kỳ mang thai như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn gỡ bỏ băn khoăn ấy.

Tầm quan trọng chăm sóc vùng kín

Mang thai là giai đoạn cơ thể chị em có nhiều thay đổi về mặt sinh lý và tâm lý. Chức năng và hoạt động của cơ quan sinh sản cũng có trở nên khác so với thời gian trước do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Lúc này nồng độ tiết tố trong cơ thể tăng cao, khiến độ pH trong môi trường vùng kín thay đổi. Đây là lý do khiến dịch tiết ra nhiều hơn, âm đạo thường xuyên ẩm ướt, rất thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của tác nhân gây bệnh viêm nhiễm.

Chăm sóc vùng kín khi mang thai

Viêm phụ khoa trong thai kỳ là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt. Nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, chúng còn gây ra các hệ lụy xấu cho sự phát triển của em bé. Các bệnh lý này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối, khiến quá trình sinh con khó khăn hơn, hoặc gây ra các bệnh hậu sản về sau.

Thay đổi của vùng kín khi mang thai

Tăng tiết dịch âm đạo

Tăng tiết dịch âm đạo là một trong những thay đổi âm đạo phổ biến nhất khi mang thai. Lúc này, mức độ hàm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao. Sự gia tăng lượng máu và lưu lượng máu cũng là nguyên nhân làm tăng tiết dịch âm đạo.

Dịch tiết ra từ khi mang thai có kết cấu loãng, màu trắng hoặc trắng đục. Nó không nên có mùi hôi, nhưng có thể có mùi nhẹ dễ nhận thấy hơn trước. Nếu dịch tiết âm đạo khiến bạn lo lắng hoặc khó chịu, hãy thử thay đổi sang các dạng quần lót thích hợp và thoải mái hơn. 

Tăng sưng âm đạo

Khi mang thai, môi âm hộ và âm đạo có cảm giác đầy hơn, khiến bạn cảm tưởng chúng bị sưng to. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể khiến âm đạo và môi âm hộ của bạn sẫm màu và có màu hơi xanh. 

Giãn tĩnh mạch

Chân sẽ không phải là nơi duy nhất có thể bị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở vùng âm hộ và âm đạo của bạn.  Do lượng máu tăng lên và tốc độ máu chảy từ chi dưới của bạn giảm xuống, chúng khiến vùng âm hộ và âm đạo bị giãn tĩnh mạch. Hầu hết các chứng giãn tĩnh mạch âm hộ sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần sau khi sinh. Bạn có thể giúp giảm các triệu chứng bằng cách chườm lạnh và kê cao hông khi nằm. . 

Cách chăm sóc vùng kín khi mang thai

Bạn cần giữ vệ sinh vùng kín thường xuyên trong thời kỳ mang thai. Những vùng này dễ bị kích ứng và ngứa do thay đổi nội tiết tố. Dưới đây là một số cách vệ sinh vùng kín đúng cách trong thai kỳ:

Bạn nên rửa sạch vùng kín 2 lần/ ngày. Vùng kín nên được vệ sinh và rửa vùng kín bằng nước sạch hoặc các sản phẩm dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Đặc biệt, bạn không nên tự ý pha nước muối để vệ sinh vì do chúng sẽ gây cảm giác khô âm đạo. Khi bạn pha nước muối với nồng độ không phù hợp, chúng sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc ở vùng kín. Điều này càng làm cho tình trạng viêm nhiễm vùng kín của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Bạn nên mặc quần lót thoáng mát, đặc biệt nên lựa chọn loại vải contton. Bạn nên tránh mặc các loại quần quá chật hoặc quá bó. Chúng sẽ khiến mồ hôi không thoát ra được, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị. 

Cách chữa viêm vùng kín 

Chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chị em. Vì vậy, các mẹ bầu thường lựa chọn phương pháp chữa viêm đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà. Những phương pháp này vừa dễ dàng mà các nguyên liệu lại dễ tìm, có thể mua tại siêu thị. 

Lá trà xanh trị ngứa vùng kín

Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh và 1 ít nước sạch. Hãy đun sôi chúng với 1 thìa cà phê muối tinh để làm nước xông hơi vùng kín. Nếu không muốn xông, bạn có thể sử dụng nước này để rửa vùng kín. 

Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không cũng là một nguyên liệu quen thuộc trong việc chữa trị các bệnh viêm vùng kín. Trong lá trầu không chứa rất nhiều tinh dầu, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn và nấm có thể phát triển tại khu vực nhạy cảm này. 

Bạn có thể đun nước lá trầu không để xông hơi hoặc rửa vùng kín. Tuy nhiên, cũng giống  với lá trà xanh, bạn chỉ nên xông 1-2 lần mỗi tuần.

Kết luận

Mang thai là giai đoạn vùng kín của chị em có nhiều thay đổi nhất. Hãy chú ý chăm sóc vùng nhạy cảm này cẩn thận để đảm bảo sức khỏe và tinh thần trong suốt thời gian này.