5 Cách Giảm Đau Bụng Kinh Hiệu Quả Giúp Bạn Thấy Nhẹ Nhàng

Icon Logo CMS Administrator | 18.03.2023

Đối với chị em phụ nữ, chắc hẳn không gì khó chịu hơn các cơn đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt. Hãy áp dụng những cách giảm đau bụng kinh đơn giản mà hiệu quả sau đây để những ngày hành kinh không còn đáng sợ nhé. 

Tại sao lại bị đau bụng kinh?

Hầu hết tất cả các chị em đều gặp phải các triệu chứng khó chịu mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Theo thống kê, hơn 50% các chị em phải chịu đựng cảm giác đau bụng, đau lưng,… và nhiều triệu chứng khác trong thời kỳ nhạy cảm này. Mỗi người sẽ có mức độ đau bụng kinh khác nhau, song chúng đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của chị em.

Đau bụng kinh

Kinh nguyệt xảy ra khi trứng rụng của người phụ nữ không thụ tinh thành công với tinh trùng của nam giới. Khi đó, hormone nữ thay đổi khiến niêm mạc tử cung bong tróc và đẩy ra ngoài, chuẩn bị cho sự hình thành lớp niêm mạc mới giàu dưỡng chất sẵn sàng cho chu kỳ mới.

Máu kinh xuất hiện là do những lớp niêm mạc tử cung bong tróc. Hoạt động đẩy máu kinh ra ngoài liên quan đến một số cơ quan trong cơ thể như: buồng trứng, tử cung, âm đạo, hệ thống thần kinh nội tạng,… do hormone sinh dục gây ra. Đặc biệt, khi tử cung co bóp, chúng gây ra những cơn đau bụng dưới khó chịu và được gọi là thống kinh.

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả

Đau bụng kinh thường đi kèm với những cơn đau ở vùng lưng dưới hoặc chân trên. Chúng thường xuất hiện trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Những biện pháp sau được nhiều chị em áp dụng thành công, giúp giảm mức độ đau bụng kinh và các triệu chứng trước chu kỳ kinh nguyệt đáng kể.

Chườm túi nóng ở bụng

Lạnh là nguyên nhân đầu tiên khiến cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng khiến tử cung co thắt bất thường, giảm lưu thông khí huyết. Nếu để cơ thể bị lạnh, tình trạng đau bụng kinh sẽ trở nên nặng hơn, sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ cũng bị ảnh hưởng. 

Do đó, vào thời điểm trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên chuẩn bị 1 túi chườm bụng để sử dụng. Ngoài ra, trong những ngày kinh nguyệt, chị em nên tắm nước ấm và tránh gió lùa khi tới kỳ kinh nguyệt để điều hòa cơ thể. Chúng sẽ giúp làm tăng lưu thông khí huyết và giảm đau bụng kinh. 

Dùng trà gừng

Gừng là loại dược liệu có tính ấm được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền. Đặc biệt, loại thực phẩm này có tác dụng làm ấm cơ thể và giúp tăng lưu thông khí huyết. Do đó, gừng có tác dụng xoa dịu tình trạng đau bụng kinh. Bạn có thể nấu trà gừng hoặc làm mật ong trộn gừng tươi. Bên cạnh đó, bạn có thể rửa sạch gừng, giã nhuyễn/xắt lát rồi đắp lên vùng bụng dưới độ 5 phút.

Vận động nhẹ nhàng

Khi hành kinh, nhiều chị em thường ngại vận động. Tuy nhiên, chúng có thể khiến cơn đau trầm trọng hơn. Vận động nhẹ nhàng khoảng 15 phút sẽ giúp máu lưu thông, từ đó làm giảm các cơn đau bụng kinh, giúp chị em thoải mái hơn. 

Tập yoga giảm đau bụng kinh

Bạn nên vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, tập yoga. Chúng giúp tăng lượng endorphins – một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau, cải thiện tâm trạng, từ đó giúp xoa dịu cơn đau. Đặc biệt, các động tác đơn giản mà chúng mình có thể dễ dàng tập luyên như áp sát hai chân lên tường, thở đều và thư giãn tuyệt đối. Ngoài ra, những tư thế như cuộn người hình vòng cung cũng sẽ giúp cơn đau thuyên giảm, giúp bạn gái nhẹ nhàng hơn trong ngày ấy.

Chế độ sinh hoạt khoa học

Trong những ngày hành kinh, các hormone thay đổi bất thường. Khi kết hợp với  các triệu chứng khó chịu, chúng thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe chị em. Lúc này, chị em nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc quá sức để giảm thiểu triệu chứng đau bụng kinh. 

Trong thời gian này, chị em nên đi ngủ sớm hơn và nằm ngủ theo tư thế bào thai để làm giãn cơ bụng, điều hòa hormone và khí huyết. Với việc làm này, bạn sẽ giảm các cơn đau bụng kinh và các triệu chứng khác ở thời kỳ hành kinh khác.

Hạn chế thực phẩm dầu mỡ

Các thực phẩm cũng cần được lưu ý khi bạn đang trong giai đoạn kinh nguyệt. Bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1, B6, Vitamin E, kẽm, Magie, acid béo, vitamin C… để tăng sức đề kháng, từ đó giảm tình trạng căng cơ gây đau bụng kinh.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế các thực phẩm lạnh. Bạn cần ăn uống thanh đạm, ít dầu mỡ, giàu chất xơ để giảm tải cho dạ dày, hạn chế tình trạng khó tiêu. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng của kỳ kinh nguyệt cũng được cải thiện đáng kể.

Kết luận

Với những cách giảm đau bụng kinh ở trên, bạn có thể áp dụng trước ngày hành kinh hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Những biện pháp trên sẽ giúp cơ thể chị em khỏe mạnh hơn, cải thiện sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung.