Bí Quyết Chăm Sóc "Cô Bé" Luôn Sạch Thơm Khô Thoáng

Icon Logo CMS Administrator | 25.07.2023

Vùng da “cô bé” rất nhạy cảm, khó chiều và đòi hỏi bạn phải có những sản phẩm chăm sóc an toàn. Cùng xem các bí quyết chăm sóc cô bé luôn khỏe mạnh và sạch thơm qua bài viết này. 

Tác hại của bệnh phụ khoa

Vệ sinh vùng kín không tốt tạo cơ hội cho các loại nấm ngứa, vi khuẩn gây bệnh được sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, vấn đề vệ sinh vùng kín càng được nhiều người quan tâm hơn cả. Thực tế, trong môi trường âm đạo của chúng ta không hề hoàn toàn vô trùng mà nó chứa 6 loại vi khuẩn có lợi giúp có bảo vệ và chống lại sự tấn công các loại vị khuẩn gây hại.

Bệnh phụ khoa

Khi mắc bệnh về phụ khoa, phần lớn bạn sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Ngứa ngáy âm đạo
  • Dịch tiết bất thường (có khí hư, có máu, có mùi khó chịu…)
  • Đau, buốt khi đi vệ sinh

Các căn bệnh viêm nhiễm về phụ khoa sẽ tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây vô sinh đối với phụ nữ và với phụ nữ mang thai, có thể gây nhiễm trùng từ trong bào thai cho trẻ sơ sinh, thậm chí là sinh non.

Cách chăm sóc cô bé

Duy trì độ pH

Âm đạo của phụ nữ là môi trường axit, chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp chống viêm nhiễm và được bôi trơn tự nhiên. Độ pH tự nhiên của vùng kín dao động từ 3.8 – 4.5, với nồng độ pH này sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh có lợi, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển để bảo vệ sức khỏe vùng kín cho phái nữ.

Để hạn chế tình trạng mất cân bằng độ pH, bạn nên tránh thụt rửa âm đạo. Thụt rửa sẽ làm giảm tính axit của âm đạo, phá vỡ hệ vi sinh vật có lợi và khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn có hại. Bạn cũng nên tránh dùng các loại xà phòng hoặc dung dịch làm sạch quá mạnh ở âm hộ hoặc âm đạo vì các chất tẩy rửa này có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng pH của âm đạo.

Chế độ ăn cân bằng

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất và uống nhiều nước là điều tiên quyết giúp phái nữ chăm sóc âm đạo và bảo vệ sức khỏe sinh sản. Bạn có thể dùng một số loại thực phẩm như sau để điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe âm đạo:

  • Sữa chua: rất giàu lợi khuẩn Lactobacilli. Chúng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nấm âm đạo. 
  • Việt quất: chứa nhiều vitamin, có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Vệ sinh vùng kín cẩn thận

Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau âm đạo từ trước ra sau để tránh âm đạo bị lây nhiễm vi khuẩn và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng bàng quang. Không lau vùng kín bằng các loại giấy có hương thơm vì sẽ gây kích ứng vùng kín khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu.

Ngoài ra, bạn nên chọn đồ lót khô thoáng cho vùng kín phụ nữ: “Cô bé” luôn cần được giữ sạch sẽ, khô thoáng và việc chọn đồ lót có ảnh hưởng rất lớn. Một số loại đồ lót bó sát và một số chất liệu vải có thể tạo điều kiện nóng ẩm khiến nấm dễ phát triển. Bạn nên dùng đồ lót bằng các chất liệu như cotton và tránh quần lọt khe.

Chăm sóc vùng kín ngày kinh nguyệt

Trong những ngày “dâu”, vùng kín ẩm ướt là không thể tránh khỏi. Bạn hãy cố gắng giữ vùng kín khô ráo và sạch sẽ nhất có thể để “cô bé” bình yên vượt qua thời gian này. Máu kinh không hề bẩn như các quan niệm trước đây, nó cũng giống như bất cứ loại máu khác trong cơ thể con người. Nhưng khi gặp điều kiện ẩm ướt và tiếp xúc với không khí, máu kinh sẽ bị nhiễm khuẩn và nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Chăm sóc vùng kín ngày kinh nguyệt

Bạn hãy vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhẹ dịu từ 2-3 lần mỗi ngày trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Và hãy nhớ thay băng vệ sinh sau mỗi 4 giờ hoặc khi đã thấy đầy. Khi băng vệ sinh đã thấm quá nhiều hoặc bạn cảm thấy khó chịu do ẩm ướt, hãy thay ngay khi cần nhé.

Khám phụ khoa định kỳ

Bạn đừng quên đi khám phụ khoa định kỳ hàng năm nhé. Việc khám phụ khoa giúp chị em phát hiện, theo dõi và điều trị kịp thời các bệnh phụ nữ thường gặp như viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng tiết niệu, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung… Hãy thăm khám phụ khoa ít nhất 2 lần mỗi năm tại các các bệnh viện chuyên khoa hoặc phòng khám phụ khoa uy tín. 

Ngoài ra, Phụ nữ cũng được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm pap khi 21 tuổi để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư.

Kết luận

Vùng kín phụ nữ cần được nâng niu, chăm sóc nên bạn hãy học cách bảo vệ vùng nhạy cảm này để tránh nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Trên đây là những bí quyết chăm sóc cô bé luôn sạch thơm và khô thoáng. Hãy cùng chăm sóc vùng kín của bạn thật khỏe mạnh nhé.