Đau Bụng Kinh Chườm Nóng Hay Lạnh? Phương Pháp Chườm Bụng Hiệu Quả
Đau bụng khi đến tháng là tình trạng mà không ít chị em phụ nữ thường xuyên gặp phải. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa biết đau bụng kinh chườm nóng hay lạnh. Hãy cùng tìm hiểu các cách chườm bụng để giảm đau hiệu quả trong bài viết sau đây.
Đau bụng kinh
Trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, khi trứng rụng và không được tiến hành giao hợp thụ tinh, khiến niêm mạc tử cung bị bong tróc và tống xuất ra ngoài, đó chính là máu kinh. Tình trạng đau bụng kinh thường xảy ra khi phụ nữ có kinh nguyệt, nhưng đôi khi cũng xuất hiện trước kỳ kinh vài ngày. Cơn đau bụng kinh có thể đau âm ỉ ở vùng bụng dưới đến đau dữ dội khiến các chị em khó chịu, mệt mỏi.
Do quá trình này hoạt động dưới sự thay đổi của các hormone sinh dục nữ, nên có thể gây ảnh hưởng đến một số cơ quan khác nhau trong cơ thể như tử cung, buồng trứng, âm đạo, vú và hệ thống thần kinh nội tạng. Vì vậy, khi đến ngày hành kinh, cơ thể phụ nữ có thể xuất hiện những cơn đau bụng dưới, hay còn gọi là thống kinh.
Chườm bụng giảm đau bụng kinh
Chườm bụng là phương pháp đơn giản được khuyến cáo nhiều khi bị đau bụng kinh. Thế nhưng nhiều người băn khoăn không biết khi bị đau bụng kinh thì nên chườm nóng hay lạnh.
Theo Đông y, đau bụng kinh xảy ra do mất cân bằng âm dương. Nghĩa là, trong kỳ kinh nguyệt, âm khí ở vùng bụng dưới nhiều hơn dương khí nên khiến phụ nữ bị những cơn đau âm ỉ kéo dài. Cách để khắc phục tình trạng này là bổ sung dương khí, nghĩa là cung cấp khí nóng cho vùng bụng dưới để cân bằng âm dương. Vì vậy, với đau bụng kinh, bạn nên chườm nóng.
Chườm bụng đau bụng kinh
Theo Tây y, tình trạng đau bụng kinh là do sự co thắt cơ tử cung kéo dài khiến mạch máu bị co lại. Việc sử dụng nhiệt giúp làm giãn nở các cơ và dây chằng, đặc biệt là các cơ trơn tử cung, từ đó giúp cải thiện lưu lượng máu và oxy, làm giảm bớt các cơn đau bụng kinh.
Cách chườm nóng bụng
Có 2 phương pháp chườm đau bụng kinh: chườm cục bộ và chườm toàn thân.
- Chườm cục bộ: chườm bằng các vật dụng như túi chườm, túi sưởi, hoặc bình đựng nước nóng
- Chườm toàn thân: chườm bằng cách tắm nước ấm, xông hơi toàn thân,...
Chườm nóng tại chỗ
Bạn có thể kết hợp chườm nóng với các loại dầu nóng hoặc rượu gừng. Cách làm rất đơn giản:
- Cho nước nóng vào túi chườm hoặc túi sưởi
- Dùng rượu gừng thoa đều vào vùng bụng dưỡi và massage nhẹ nhàng để rượu gừng thẩm thấu vào da
- Đặt túi chườm vào vùng bụng dưới
- Phủ một chiếc chăn mỏng lên trên túi chườm để giữ nhiệt lâu hơn
Bạn có thể thực hiện phương pháp này trong những ngày kinh nguyệt để giảm các triệu chứng đau bụng kinh khó chịu.
Chườm nóng toàn thân
Chị em nên tắm nước ấm trong những ngày hành kinh để giúp cơ thể ấm áp hơn. Nếu những ngày này bạn sử dụng nước lạnh để tắm, cơ thể sẽ bị lạnh đột ngột. Chính lý do này khiến cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn.
Chườm nóng toàn thân
Giữ ấm cho cơ thể sẽ giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng co thắt, tắc nghẽn trong các mạch máu vùng chậu cũng như làm giảm đau bụng kinh. Vì vậy, hãy đảm bảo cơ thể không bị lạnh khi đến tháng bạn nhé. Ngoài ra, đừng quên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
Khi nào nên chườm lạnh?
Mặc dù chườm lạnh không thể giảm đau bụng kinh hiệu quả, nhưng chúng có hiệu quả giảm đau trong nhiều trường hợp viêm sưng khác. Chườm lạnh giúp làm chậm sự lưu thông máu tới các vùng bị tổn thương, và làm giảm các vết đau sưng hiện có.
Một số trường hợp đau nên áp dụng phương pháp chườm lạnh:
- Bong gân: chườm lanh bằng túi đá
- Căng cơ và nhức mỏi bắp: chườm lạnh rồi sau đó chườm nóng
- Đau nửa đầu: chườm lạnh khoảng 10 phút để làm giảm cơn đau
Kết luận
Chườm nóng để giảm đau bụng kinh được sử dụng để giảm đau bụng kinh cho chị em mọi lứa tuổi. Hi vọng với những chia sẻ này, chị em sẽ biết cách cải thiện tình trạng đau bụng kinh nếu gặp phải và giải đáp cho băn khoăn đau bụng kinh chườm nóng hay lạnh của các chị em
Bài viết liên quan