Đặt Thuốc Phụ Khoa Khi Mang Thai: Nên Hay Không?
Bệnh phụ khoa là tình trạng phổ biến mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Thuốc phụ khoa là phương pháp chữa trị các bệnh phụ khoa, đặc biệt là viêm nhiễm phụ khoa. Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn kém. Tuy nhiên cũng nắm rõ cách thức và lưu ý khi đặt thuốc phụ khoa. Có nên đặt thuốc phụ khoa khi mang thai không? Nếu có thì những lưu ý khi sử dụng là gì? Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi trên.
Mắc các bệnh phụ khoa khi mang thai
Mang thai làm tăng nồng độ progesterone và estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Progestrogen ức chế bạch cầu trung tính chống lại nấm Candida- nguyên nhân chính gây viêm nhiễm phụ khoa. Estrogen phá vỡ sự toàn vẹn của các tế bào biểu mô âm đạo, làm giảm globulin miễn dịch trong dịch tiết âm đạo. Các yêu tố này duy trì trong suốt thời kỳ mang thai do đó các bệnh phụ khoa rất dễ tái nhiễm.
Phụ nữ mang thai có nội tiết tố tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng khí hư tiết ra nhiều. Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm xuất hiện. Ngoài ra, độ pH trong âm đạo thay đổi, chức năng thận suy giảm, lượng đường trong nước tiểu tăng là những yếu tố góp phần cho vi khuẩn phát triển.
Viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có viêm âm đạo do nấm Candida, còn được gọi là nhiễm nấm âm đạo. Đây là bệnh tương đối phổ biến ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ ước tính là 10 - 75%. Thai phụ thường có biểu hiện ngứa, đau, nóng rát, kích ứng âm hộ và khó tiểu.
Tuỳ thuộc vào loại bệnh phụ khoa và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân có được đặt thuốc phụ khoa khi mang thai hay không.
Đặt thuốc phụ khoa khi mang thai
Đặt thuốc phụ khoa khi mang thai cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Theo các chuyên gia, việc đặt thuốc phụ khoa đa phần đều có tác dụng tại chỗ. Thuốc phụ khoa chỉ có tác dụng tại niêm mạc âm đạo. Thuốc ít hoặc không ảnh hưởng đến các vùng khác. Bởi thế, phụ nữ có thể đặt thuốc phụ khoa khi mang thai. Nếu thai phụ không điều trị sớm và dứt điểm thì bệnh rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi thai phụ đặt thuốc phụ khoa thì cần phải được sự chỉ định của bác sĩ. Mỗi người sẽ có tình trạng bệnh khác nhau. Không nên tuỳ tiện mua thuốc và tự ý sử dụng. Cũng không thể áp dụng thuốc của bà bầu khác cho mình. Bà bầu tuyệt đối không dùng các loại hoá chất thụt rửa sâu vùng kín, khiến vi khuẩn tấn công sâu hơn.
Lưu ý khi đặt thuốc phụ khoa khi mang thai
- Chỉ sử dụng thuốc khi đã có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Kiêng không quan hệ vợ chồng trong thời gian đặt thuốc
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng để bệnh nhanh lành
- Đặt viên phụ khoa vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh vận động làm rơi thuốc
- Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy có biểu hiện bất thường phải thông báo lại cho bác sĩ
Một số cách hỗ trợ việc đặt thuốc phụ khoa khi mang thai
- Bổ sung thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày. Tỏi có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn rất hiệu quả.
- Ăn nhiều sữa chua. Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp cơ thể lấn át được những vi khuẩn có hại.
- Uống nhiều nước.
- Có thể tham khảo một số phương pháp chữa bệnh phụ khoa tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh. Dùng lá trầu không, bỏ thêm một chút muối biển đun nước rửa vùng kín hàng ngày. Bà bầu cũng có thể làm tương tự với lá chè xanh.
Cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Viêm phụ khoa có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi mang thai. Bởi vậy, cách tốt nhất là chủ động ngăn ngừa nguy cơ viêm phụ khoa. Đảm bảo không bị bệnh trước khi mang bầu. Dưới đây là một vài cách giúp các mẹ phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa. Từ đó không cần đặt thuốc phụ khoa khi mang thai.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung dưỡng chất để tránh các bệnh phụ khoa
- Ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước. Ăn một hũ sữa chua không đường mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời sữa chua cũng giúp duy trì cân bằng môi trường âm đạo.
- Hạn chế ăn đường và thực phẩm ngọt
- Tránh để vùng kín trong tình trạng nóng ẩm
- Mặc đồ lót thoải mái, chất liệu thấm hút, thay quần lót hàng ngày. Không mặc đồ bó sát.
- Không tắm nước nóng, mặc quần jean hay tắm quá lâu khi đang bị bệnh
- Tránh sử dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy mạnh, nhiều hương liệu. Điều này làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển
- Không dùng chất khử mùi. Nếu đi bơi cần giặt sạch và phơi khô đồ bơi sau khi bơi. Vệ sinh lại vùng kín bằng nước sạch sau khi đi bơi.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau mỗi lần đại tiện hoặc tiểu tiện. Khi dùng khăn giấy lau cần nhẹ nhàng, lau từ trước ra sau.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress vì tâm lý không ổn định làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giải đáp một số thắc mắc liên quan đến việc đặt thuốc phụ khoa khi mang thai. Các bà mẹ cần tìm hiểu ký các thông tin để biết cách phòng tránh và chữa trị bệnh phụ khoa kịp thời để không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Bài viết liên quan