Mất Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Mất ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, sức khỏe suy giảm,… Để điều trị mất ngủ, trước tiên người bệnh cần hiểu mất ngủ kéo dài là bệnh gì, nguyên nhân mất ngủ kéo dài ra sao, mất ngủ kéo dài ảnh hưởng gì đến sức khoẻ,…Vậy, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ và cách điều trị hiệu quả nhất.
Tình trạng mất ngủ
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại giấc ngủ bình thường,…
Mất ngủ
Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 - 8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4 - 11 giờ. Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy... Một số khảo sát cho thấy thời gian ngủ trung bình của con người giảm dần theo tuổi tác..
Mất ngủ có nhiều dạng, bao gồm: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Việc hiểu và xác định rõ tại sao mất ngủ kéo dài là bước quan trọng giúp cho quá trình điều trị mất ngủ kéo dài được thuận lợi.
- Stress: Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chứng mất ngủ kéo dài. Cuộc sống hiện đại khiến khối lượng công việc, cuộc sống trở nên bận rộn, lúc này con người cũng trong guồng quay lo toan về cơm áo gạo tiền. Điều này khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái lo âu và gây ra tình trạng mất ngủ. Những người trẻ tuổi là đối tượng chính trong nhóm nguyên nhân này.
- Môi trường sống: Thói quen sinh hoạt không hợp lý cũng có thể gây mất ngủ. Bên cạnh đó, nếu môi trường sống bị ô nhiễm, nhất là ô nhiễm tiếng ồn do xe cộ hoặc các công trình sẽ phá hỏng chu kỳ ngủ của chúng ta.
- Sử dụng chất kích thích: Các loại đồ uống có cồn như bia rượu hoặc chất chứa caffeine như cà phê thường khiến hưng phấn hệ thần kinh và dẫn tới hậu quả rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài.
- Ăn quá no buổi tối: Ăn quá nhiều và quá no vào buổi tối sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… Hiện tượng này gây cảm giác khó chịu, và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
- Tuổi tác: Người già và người lớn tuổi thường khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm hơn so với nhóm người trẻ tuổi. Đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ kéo dài.
Cách điều trị mất ngủ
Tác hại của mất ngủ kéo dài ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, tinh thần cũng như cuộc sống thường nhật của con người nên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Muốn điều trị chứng mất ngủ kéo dài cần kết hợp điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, để điều trị mất ngủ kéo dài cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Hãy thực hiện một chế độ ăn uống phù hợp:
- Kiểm tra lượng caffeine: Hạn chế đồ uống có caffeine như cà phê, trà và nước ngọt có caffeine từ buổi chiều trở đi để giúp cơ thể bạn dễ dàng thư giãn vào ban đêm.
- Hạn chế đường và thức ăn nhanh chóng: Thức ăn nhanh chóng và thức ăn chứa nhiều đường có thể gây khó ngủ. Cố gắng giảm lượng đường và thức ăn chế biến sẵn.
- Tăng cường lượng Magnesium: Magnesium có thể giúp giảm căng thẳng và giúp bạn dễ dàng ngủ hơn. Bạn có thể tăng cường lượng magnesium qua việc ăn các loại hạt, hạt giống, hoa quả khô hoặc thực phẩm giàu magie.
- Ăn các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ: Một số thực phẩm như chuối, hạt hướng dương hoặc cá hồi chứa chất cảm giác melatonin tự nhiên giúp cơ thể chuẩn bị để ngủ.
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung các thực phẩm có tác dụng cải thiện giấc ngủ như: mật ong, tâm sen, nụ hoa tam thất.
Tăng cường vận động
Việc thường xuyên vận động thể dục thể thao vừa giúp duy trì cân nặng hợp lý, tăng tuần hoàn máu lưu thông khắp cơ thể, giải tỏa căng thẳng, đồng thời cũng giúp cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều trị mất ngủ kéo dài. Bạn có thể thực hiện một số động tác nhẹ nhàng với yoga hoặc ngồi thiền định trước khi ngủ để cảm thấy thư giãn.
Vận động thể thao
Tuy nhiên, bạn không nên tập thể dục gần giờ đi ngủ vì chúng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Thời gian tốt nhất để tập thể dục là ít nhất 3-4 giờ trước khi đi ngủ để không phản tác dụng.
Các liệu pháp khác
Châm cứu giúp tăng cường máu lưu thông, đả thông kinh mạch và cải thiện bệnh mất ngủ một cách toàn diện. Cơ chế tác dụng của châm cứu được giải thích nhờ vào sự giải phóng các chất nội sinh như serotonin, endorphin giúp thư giãn, an thần và giảm đau, giảm căng thẳng và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện bấm huyệt để ngủ ngon và sâu giấc hơn, khắc phục dần triệu chứng mất ngủ kéo dài.
Kết luận
Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ cải thiện được chất lượng giấc ngủ để cuộc sống và sức khỏe khỏe mạnh hơn nhé.
Bài viết liên quan