Thực Phẩm Giúp Bạn Tăng Sức Đề Kháng Trong Mùa Dịch

Icon Logo CMS Administrator | 24.11.2022

Bên cạnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, giao mùa là thời điểm xuất hiện một loạt các bệnh liên quan đến đường hô hấp cho cả người lớn và trẻ em. Do đó, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm được xem là “vũ khí” hiệu quả nhất giúp bảo vệ bản thân. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn cho bản thân và gia đình, cùng tìm hiểu nhé! 

Sức đề kháng là gì? 

Sức đề kháng làm nhiệm vụ chống đỡ cho cở thể tránh khỏi các yếu tố ngoại lai gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…Khi bạn sở hữu một hệ thống miễn dịch tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được các tác nhân gây hại đến sức khỏe. Chúng sẽ bị loại bỏ và tiêu diệt trước khi chúng xâm nhập vào bên trong. 

Hệ thống miễn dịch của chúng ta bao gồm 3 loại: miễn dịch tự nhiên, miễn dịch thích nghi và miễn dịch thụ động. Trong khi hệ thống miễn dịch tự nhiên có liên quan đến yếu tố di truyền, miễn dịch thu được lại do con người tạo ra để giúp cơ thể có lớp bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch thụ động là việc cung cấp các kháng thể vào cơ thể, thay vì cơ thể phải tự sản xuất chúng. 

Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng

Vitamin A

Vitamin A là một trong những nhóm vitamin có vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch con người. Thiếu hụt Vitamin A sẽ tăng nguy cơ rối loạn khả năng tự bảo vệ của hệ miễn dịch và làm giảm bài tiết, khiến vi khuẩn xâm nhập gây bệnh dễ dàng hơn. 

Vai trò của vitamin A được thể hiện với tính toàn vẹn của các biểu mô, đặc biệt là biểu mô đường hô hấp và tiêu hóa. Khi các tế bào biểu mô đường hô hấp bị tổn thương, các virus, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể. Thiếu vitamin A, các tuyến ngoại tiết sẽ giảm bài tiết, làm tăng khả năng xâm nhập của các virus, vi khuẩn. 

Lượng vitamin A bổ sung vào cơ thể sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của cơ thể. Với trẻ con trong độ tuổi 3 tuổi, lượng vitamin A khuyến nghị được đưa vào cơ thể là 300 mcg, và với 1 người trưởng thành, hàm lượng đó là từ 700 - 900 mcg. 

Vitamin C

Vitamin C là một chất dinh dưỡng có thể hòa tan trong nước và cần thiết cho cơ thể. Chúng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, đặc biệt là các loại trái cây có màu vàng, cam, và có múi. Khi vào cơ thể, vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa. Các dưỡng chất vitamin C giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra. 

Vitamin C

Các Vitamin C trong cơ thể góp phần tạo ra collagen, giúp màu lành các vết thương nếu có. Bạn có thể bổ sung Vitamin C cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như cam, bưởi, chanh, họ nhà cải như cải bó xôi, cải xoăn, ớt chuông, và nhiều loại rau quả khác. 

Vitamin E

Cũng giống như Vitamin C, Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, từ đó cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vitamin này có tác dụng bảo vệ tế bào, hạn chế sự tấn công của virus và vi khuẩn. Chúng tạo duy trì tốt hơn cho sự tồn tại và hoạt động của các khu vực thần kinh trong não bộ. Khi thiếu hụt lượng Vitamin E, cơ thể sẽ xuất hiện một số tổn thương như tổn thương tế bào võng mạc, máu, thần kinh, gây ra các bệnh lý thoái hóa võng mạc. 

VItamin E

Để tăng cường sức đề kháng, đừng quên bổ sung Vitamin E từ thực phẩm trong các bữa ăn. Bạn có thể lựa chọn dầu hướng dương, dầu ô liu, mầm lúa mạch, vừng lạc, giá đỗ, hoặc các loại rau màu xanh lá đậm. 

Kẽm

Kẽm là một chất khoáng vi lượng không thể thiếu đối với cơ thể. Chất này chủ yếu được hấp thu qua đường tiêu hóa tại ruột non. Kẽm có nhiều chức năng sinh học quan trọng và là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein. 

Kẽm 

Kẽm giúp phát triển hệ thống miễn dịch và duy trì hoạt động hiệu quả, bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh. Nếu bạn muốn bổ sung kẽm, hãy được lựa chọn các thực phẩm từ động vật như hàu, cua, thịt nạc và thịt gia cầm, sữa chua, đậu gà… và một số thực phẩm chay.

Salen

Bên cạnh kẽm và các vitamin khác, salen cũng đóng một vai trò rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và là dưỡng chất không thể thiếu để ngăn ngừa nhiễm trùng. Selen ảnh hưởng tới mọi thành phần của hệ thống miễn dịch, đặc biệt là quá trình hình thành và hoạt động của bạch cầu. Selen giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch như bạch cầu đa nhân trung tính, tế bào lympho và đại thực bào. 

Nếu hàm lượng salen trong cơ thể không đủ, chúng sẽ gây ra ức chế chức năng miễn dịch. Từ đó khiến cơ thể dễ nhiễm trùng. Do đó, bổ sung salen thông qua thực phẩm là một việc làm cần thiết, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em. Một số thực phẩm giàu salen có thể kể đến như là: 

  • Động vật:  cá, tôm, cua, thịt bò, thịt lợn. da cá, gan cá và hải sản giàu Selen nhiều nhất 
  • Thực vật:  đậu, ngũ cốc, rau bina, bông cải xanh, bắp cải, nấm
  • Thực phẩm sữa như sữa bò 
  • Các sản phẩm bổ sung dưới dạng cốm hoặc siro 

Mặc dù salen rất tốt và có tác dụng tăng cường sức đề kháng, bạn nên kiểm soát hàm lượng chất này khi vào cơ thể. Nếu bạn dùng quá nhiều, chúng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. 

Kết luận

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm virus và vi khuẩn. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời cho mối bận tâm “Thực phẩm nào giúp tăng khả năng miễn dịch?” Hãy lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe ngay từ bây giờ nhé!