Tác Hại Của Ánh Nắng Mặt Trời Đối Với Làn Da
Ánh nắng mặt trời có gây ảnh hưởng đến làn da bạn không? Nếu bạn chưa có câu trả lời, hãy cùng tìm hiểu những tác hại của ánh nắng mặt trời gây ra đối với làn da qua bài viết sau đây.
Ánh nắng mặt trời là gì?
Ánh nắng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên và chúng mang lại rất nhiều lợi ích chocơ thể con người. Chúng có công dụng trong việc kéo dài quá trình quang hợp và sản sinh vitamin D cho con người. Phơi nắng mặt trời chỉ tốt nếu bạn lựa chọn thời điểm phơi thích hợp. Nếu không, phơi nắng sẽ rất hại đến sức khỏe, đặc biệt là làn da.
Ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời chứa các tia UV, được chia thành nhiều loại dựa trên bước sóng tương đối của chúng. Tia UVC có bước sóng ngắn nhất và chúng bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ôzôn. Loại tia UV này không thực sự gây ảnh hưởng xấu đến da.
Tia UV là gì?
Tia UV là tia tử ngoại, có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Cả bức xạ UVA và UVB đều có khả năng gây ra nhiều bất thường liên quan đến da. Chúng sẽ hình thành nếp nhăn, rối loạn liên quan đến lão hóa, ung thư da và suy giảm khả năng miễn dịch đối với nhiễm trùng. Đồng thời, tia UV còn có khả năng phân hủy collagen và hình thành nên các gốc tự do, làm cản trở quá trình sửa chữa DNA ở cấp độ phân tử.
Bức xạ UV làm tăng số lượng nốt ruồi trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chúng sẽ dẫn đến sự phát triển của các tổn thương tiền ác tính. Dày sừng hoạt tính được coi là tiền ung thư, thường gặp trên mặt, tai và mu bàn tay.
Như vậy, việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể dẫn đến nguy cơ ung thư da. Đặc biệt, những người có làn da yếu, nhợt nhạt, người trong gia đình có tiền sử ung thư da nên hạn chế tiếp xúc da với ánh mặt trời quá lâu.
Ánh nắng mặt trời gây hại làn da
Ánh nắng mặt trời để lại hậu quả cả ngắn hạn và lâu dài đối với làn da. Ánh nắng mặt trời có khả năng phá hủy chuỗi duy trì các thành phần quan trọng của da để làn da trông trẻ và khỏe mạnh. Tia UV cũng kích thích quá trình hình thành các gốc tự do. Các điện tử được tìm thấy theo từng cặp, phân tử trong gốc tự do phải tìm kiếm điện tử bị thiếu từ các phân tử khác, gây ra một chuỗi phản ứng làm hỏng tế bào ở cấp độ phân tử. Các gốc tự do sẽ làm tăng số lượng các enzym phân hủy collagen, từ đó gián tiếp thay đổi vật chất di truyền của tế bào theo hướng ác tính.
Tác động của ánh nắng mặt trời lên da
Một số hậu quả của việc tiếp xúc làn da với ánh nắng mặt trời quá lâu:
- Da khô, mỏng, có nếp nhăn
- Da trở nên sậm màu, các vết sạm, nám, tàn nhang bắt đầu xuất hiện
- Có nguy cơ ung thư da
Cháy nắng
Cháy nắng là tình trạng phổ biến của da bị tổn thương bị gây ra bởi tia UVB. Lúc này, làm da sẽ bị đỏ, đau và rộp. Các triệu chứng này có thể không xuất hiện ngay lập tức mà phải mất một khoảng sau đó.
Với tình trạng này, bạn có thể phòng tránh bằng cách sử dụng kem chống nắng mỗi ngày và hạn chế tiếp xúc với nắng khi các tia UV có cường độ mạnh nhất. Nếu da bị cháy nắng, hãy dùng vải lạnh đắp lên vùng da tổn thương và sử dụng các sản phẩm làm mát và làm dịu da.
Lão hóa sớm
Đa số lão hóa sớm xảy ra do làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá nhiều mà không được bảo vệ đúng cách. Những dấu hiệu cho thấy làn da bị lão hóa sớm là sự xuất hiện của tàn nhang, đồi mồi, sạm da, nám, mặt sần sùi.
Phương pháp bảo vệ da
Phòng ngừa là cách có thể cứu làn da của bạn dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Hãy áp dụng các biện pháp chống nắng như mặc quần áo che toàn thân, đội mũ nón, thoa kem chống nắng mỗi ngày, dù mưa hay nắng. Cố gắng dùng các sản phẩm chống nắng càng sớm càng tốt nhé!
Nếu trong thời tiết nắng nóng và bạn bị đổ mồ hôi nhiều, bạn cần thoa lại sản phẩm có chỉ số chống nắng SPF tối thiểu 30 để đảm bảo làn da được bảo vệ đầy đủ. Và nhớ thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ nhé các chị em.
Kết luận
Ánh nắng mặt trời có nhiều công dụng đối với sức khỏe nếu chúng ta có biện pháp bảo vệ, chăm sóc da thích hợp khỏi sự phơi nhiễm quá mức. Hãy chú ý chăm sóc làn da trước ánh nắng mặt trời, để da luôn khỏe đẹp và căng bóng nhé.
Bài viết liên quan