Phương Pháp Điều Trị Sẹo Lõm: Dễ Hay Khó?
Sẹo lõm trên mặt do mụn trứng cá làm da của bạn trở nên xấu xí, khiến bạn mất tự tin và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Vậy, sẹo lõm có điều trị được không? Hãy cùng xem các phương pháp chữa sẹo lõm qua bài viết dưới đây nhé.
Sẹo lõm là gì?
Sẹo lõm là vết tổn thương trên da với phần viền sẹo thường không đều nhau và trông giống như những hố nhỏ hoặc vết lõm. Sẹo lõm có thể xuất hiện ở mặt cũng như bất cứ nơi nào trên cơ thể. Có rất nhiều yếu tố có thể góp phần vào việc hình thành sẹo lõm như tuổi tác, chủng tộc.
Sẹo lõm
Sẹo lõm không tổn hại đến sức khỏe của bạn nhưng vị trí này dễ bị nắng nên cũng có nguy cơ cao làm tổn thương hơn các phần khác. Bạn nên bảo vệ phần da bị sẹo khỏi ánh mặt trời bằng kem chống nắng phổ rộng (cho cả tia UVA và UVB) với SPF 30 hoặc 50.
Các loại sẹo lõm
Sau khi vết thương hồi phục, bạn có thể gặp phải các tình trạng sẹo lõm như:
- Sẹo lõm đáy nhọn (Ice pick scar): sẹo rỗ đáy nhọn có đường kính nhỏ và ăn sâu vào da, bề mặt sẹo thường rộng hơn so với đáy sẹo (hình chữ V)
- Sẹo lõm bị xơ hóa (Rolling scar): có bề mặt lõm dốc tạo ra hình dạng lượn sóng
- Sẹo lõm đáy vuông (Boxcar): sẹo rỗ đáy vuông là những vết sẹo tròn hoặc bầu dục với các cạnh thẳng đứng, hình chữ U với nền rộng
Phương pháp trị sẹo lõm
Phương pháp lăn kim
Lăn kim trị sẹo lõm là phương pháp sử dụng các đầu kim nhỏ được thiết kế “đặc biệt”, tác động trực tiếp vào vùng da bị sẹo tạo ra những “tổn thương giả”. Mục đích của phương pháp này là kích hoạt cơ chế tự làm lành thương của cơ thể, đồng thời đưa trực tiếp dưỡng chất vào, giúp nuôi dưỡng, phục hồi và làm lành những hư tổn từ sâu bên trong. Đặc biệt, phương pháp lăn kim trị sẹo giúp vết thương tự phục hồi mà vẫn giữ mô da nguyên vẹn, không gây tổn thương nào đáng kể.
Với phương pháp này, bạn nên chọn lựa điều trị lăn kim tại cơ sở uy tín để đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, mụn cám và tăng sắc tố da.
Peel da
Phương pháp Peel da, hay còn được gọi là phương pháp thay da sinh học, là cách được sử dụng để loại bỏ tế bào chết, kích thích sự tái tạo da, giảm đốm đồi mồi và đồng đều màu da. Đầu tiên, quá trình peel da bắt đầu bằng việc làm sạch hoặc làm mỏng lớp sừng bề mặt da, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho dung dịch peel phát huy tác dụng.
Peel da trị sẹo
Với phương pháp này, khách hàng được sử dụng các dung dịch peel da như axit glycolic, phenol, giúp loại bỏ lớp sừng trên bề mặt da, tạo ra một lớp da non mới ở phía dưới. Tùy vào cơ địa của từng người mà quá trình này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần.
Phương pháp bóc tách sẹo (Subcision)
Chân sẹo được cấu thành từ những sợi mô liên kết. Sau một thời gian không được điều trị, các chân sẹo sẽ bị xơ hóa dẫn đến chai lì. Lúc đó, máu không thể đến nuôi dưỡng vùng đáy sẹo khiến cho phần da phía trên ngày càng khô và thiếu sức sống.
Bóc tách sẹo (subcision) là phương pháp sử dụng một kim y khoa để tiến hành đâm xuyên qua bề mặt da, phá vỡ các sợi liên kết với sẹo ở bên dưới. Điều này giúp giải phóng bề mặt da ra khỏi các sợi xơ cứng bên dưới và nhấc bề mặt da lên làm da đầy lên nhanh hơn.
Phương pháp bóc tách sẹo có thể mang lại hiệu quả cho người bị sẹo rỗ nặng và sẹo lâu năm. Tuy nhiên, phương pháp này đôi khi sẽ để lại một số vết thâm trên da sau khi điều trị, bởi đây là phương pháp có tính xâm lấn. Những vết thâm này là biểu hiện bình thường trong quá trình làm lành vết thương, sau đó sẽ mờ dần và biến mất sau một khoảng thời gian, thường là từ 4-6 tuần tùy theo cơ địa mỗi người.
Phương pháp laser
Đây cũng là một phương pháp được dùng để điều trị sẹo lõm. Tia laser với cường độ mạnh xâm lấn vùng da bị tổn thương và giúp tái tạo bề mặt da bị sẹo, tăng sinh collagen tự thân mà không khiến da bị tổn thương.
Lưu ý khi chữa sẹo lõm
Để đảm bảo hiệu quả khi thực hiện chữa trị sẹo lõm, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, đánh giá tình trạng sẹo của bạn và tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp, tối ưu nhất, tránh biến chứng sau khi điều trị.
Đồng thời, việc chăm sóc da cũng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trước khi muốn sử dụng bất cứ sản phẩm nào lên da, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tránh trường hợp tự ý sử dụng gây tác dụng phụ lên da, khiến tình trạng sẹo trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng tới hiệu quả của việc điều trị.
Kết luận
Trên đây là thông tin liên quan đến sẹo lõm, một số phương pháp điều trị sẹo lõm lâu năm cũng như những lưu ý khi điều trị. Việc điều trị sẹo lõm cần được khám, tư vấn, điều trị bởi bác sĩ có chuyên khoa da liễu – thẩm mỹ da để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng da và loại kỹ thuật hiệu quả, chính xác.
Bài viết liên quan