Độ pH Của Sữa Rửa Mặt: Bạn Đã Hiểu?
Một trong những yếu tố để có làn da đẹp chính là bạn cần quan tâm đến độ Ph khi lựa chọn sản phẩm sữa rửa mặt. Vậy độ pH là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đối với da của bạn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Độ pH là gì?
Độ pH còn được gọi là Potential of Hydrogen, có thể hiểu là tỷ lệ giữa tính kiềm với tính acid. Độ pH của sữa rửa mặt là một tiêu chuẩn quan trọng vì tình trạng da như thế nào đều được phản ánh thông qua chỉ số này. Độ pH được biểu thị màu sắc và được đo giá trị từ 0 đến 14.
- Độ pH > 7: dung dịch có nhiều tính kiềm
- Độ pH < 7: dung dịch có nhiều tính axit
- Độ pH = 7: dung dịch có tính trung tính
Độ pH
Độ pH tối ưu cho làn da nằm trong khoảng từ 4,7 đến 5,75. Tính acid nhẹ của bề mặt rất quan trọng đến tình trạng sức khỏe của da. Chúng giúp kiểm soát tốt sự hiện diện của hệ vi sinh vật trên da và các hỗ trợ khác trong quá trình sinh lý quan trọng như hình thành cấu trúc tối ưu của hàng rào lipid và cân bằng nội môi, ngăn chặn các gốc tự do. Gốc tự do là những chất khiến cho da của bạn bị nhanh lão hóa. Vì thế độ pH chuẩn của sữa rửa mặt là điều mà bạn rất nên chú trọng.
Độ pH của sữa rửa mặt
Độ pH hiển thị rõ nhất thông qua độ nhờn trên da. Bởi làn da của chúng ta cần một lượng nhờn nhất định để bảo vệ duy trì độ ẩm cho da căng mịn. Do đó, độ pH sữa rửa mặt chuẩn lý tưởng của làn da dao động trong khoảng 5.5, tùy thuộc vào làn da dầu hay da khô.
Như vậy, độ pH của sữa rửa mặt chuẩn dao động ở mức 5.5 - 6.5 là hợp lý nhất. Chọn sữa rửa mặt có độ pH phù hợp với làn da là một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ làn da của bạn và tránh được các ảnh hưởng có hại cho da. Nếu độ pH quá thấp sẽ khiến da bị đổ dầu, lỗ chân lông to và thường xuyên nổi mụn. Thế nhưng, nếu độ pH quá cao sẽ khiến da bị lão hoá sớm, da khô ráp và xuất hiện nếp nhăn.
Việc sử dụng độ pH của sữa rửa mặt không thích hợp sẽ gây ra sự gián đoạn đáng kể trong quá trình cân bằng lại độ pH của da. Vì vậy, da sẽ mất nhiều thời gian hơn để trở lại bình thường. Trong thời gian này, người có làn da nhạy cảm sẽ dễ bị tổn thương bởi các yếu tố có thể gây ra mụn, các dấu hiệu của bệnh chàm, mẩn đỏ và nhạy cảm. Đó là lý do tại sao việc sử dụng hàng ngày các sản phẩm có độ pH quá cao hoặc quá thấp có thể nhìn thấy rõ ràng và làm tổn thương da dần dần.
Lợi ích của sữa rửa mặt độ pH thấp
Thông thường, sữa rửa mặt có độ pH thấp có kết cấu dạng gel, sữa hoặc kem, có thể ít làm khô hơn dạng bọt (dạng phổ biến mà chất tẩy rửa có độ pH cao thường sử dụng).
Những người bị bệnh chàm nên sử dụng các loại sữa rửa mặt ở độ pH thấp. Lúc này, thành phần lipid của da sẽ được giữ vững, đảm bảo tính ổn định cho làn da. Việc sử dụng sữa rửa mặt có pH thấp giúp bảo vệ tính axit tự nhiên cũng như cải thiện được các vấn đề về da như mụn trứng cá, chàm và lão hóa.
Kiểm tra độ pH của sữa rửa mặt
Thông thường trên bao bì sản phẩm của sữa rửa mặt sẽ có ghi thông tin về độ pH. Tuy nhiên, vẫn có một số loại sẽ không ghi thông tin này, bạn cần dùng phương pháp khác để kiểm tra độ pH.
Độ pH sữa rửa mặt
Có 2 cách giúp bạn kiểm tra độ pH của sữa rửa mặt như sau:
Cách 1: Tự cảm nhận: Bạn hãy dùng làn da của mình để cảm nhận về mức độ pH của sữa rửa mặt. Bằng cách xem khả năng tạo bọt của sản phẩm, nếu sản phẩm có ít bọt, chứng tỏ độ pH thấp và ngược lại.
Cách 2: Kiểm tra bằng giấy quỳ: Bạn có thể sử dụng giấy quỳ tím để xác định chỉ số pH trong sữa rửa mặt với những cách sau đây:
- Bước 1: Hòa tan sữa rửa mặt muốn kiểm tra với 1 chút nước.
- Bước 2: Nhúng giấy quỳ tím vào hỗn hợp và đợi trong 2 phút.
- Bước 3: Lấy giấy quỳ ra, so với bảng màu hiển thị độ pH để kiểm tra kết quả.
Sữa rửa mặt an toàn có độ pH từ 4 - 6, tốt nhất là 4,7. Nếu sữa rửa mặt có độ pH trên 7, sản phẩm có chứa nhiều kiềm. Sữa rửa mặt có độ pH nhỏ hơn 4 thì có tính axit mạnh, có khả năng gây bào mòn và ngứa da khi sử dụng.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết cách kiểm tra độ pH của sữa rửa mặt sao cho phù hợp với làn da của chính mình. Từ đó, duy trì thói quen chăm sóc da cẩn thận để có được làn da trắng trẻo, mịn màng nhé!
Bài viết liên quan