Nám Nội Tiết: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Nám nội tiết dễ xuất hiện ở phụ nữ sau độ tuổi 30. Có nhiều yếu tố gây nám da, trong đó nội tiết tố cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành nám. Vậy, nguyên nhân và cách chữa trị nám nội tiết như thế nào cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Nám nội tiết
Nám nội tiết (hay còn gọi là nám chân sâu) là sự rối loạn nội tiết dẫn đến sự mất cân bằng các hormone trong cơ thể, hình thành các nốt tăng sắc tố trên bề mặt da. Sự hình thành của nám liên quan chủ yếu đến Estrogen. Đây chính là hormone sinh dục có vai trò quan trọng trong cơ thể và có khả năng ức chế sự sản sinh hormone MSH (hormone gây kích thích tăng sản xuất melanin dưới da).
Nám nội tiết
Nám nội tiết có các vùng sắc tố xuất hiện tập trung lại thành từng nốt tròn trên bề mặt da, có chân ăn sâu vào trong các lớp cấu trúc da (thường gặp ở mảng đáy của lớp thượng bì, đôi khi ăn sâu xuống trung bì).
Nguyên nhân gây nám nội tiết
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nám nội tiết, cụ thể như sau:
- Sự thay đổi nội tiết tố nữ: Nám da xuất hiện trong 14.5% – 56% phụ nữ mang thai và 11.3% – 46% bệnh nhân dùng thuốc ngừa thai. Trong thai kỳ, các hormone progesterone và estrogen gia tăng làm tăng quá trình sản sinh melanin.
- Stress, căng thẳng: tâm lý căng thẳng, áp lực trong thời gian dài ảnh hưởng đến hoạt động của não dẫn đến rối loạn sản xuất estrogen và một số hormone khác tạo gây hình thành nám. Căng thẳng còn làm tăng hoạt động của buồng trứng, tăng sự sản sinh nội tiết tố estrogen làm xuất hiện nám trên da.
- Sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai chứa progestins là một trong những nguyên nhân gây nám da. Các đốm nám có thể xuất hiện sau khi chị em sử dụng thuốc tránh thai 2 – 3 tháng và không phát triển sau một thời gian dùng thuốc.
- Tiền mãn kinh: Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh, cơ thể bắt đầu giảm sản xuất các hormone buồng trứng. Nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể dao động và suy giảm dẫn đến thúc đẩy quá trình tăng sinh melanin, từ đó melanin được đẩy lên bề mặt da và tạo thành nám.
Biểu hiện của nám nội tiết
Nám nội tiết có dạng các đốm nhỏ, màu vàng nhạt hoặc đậm màu hơn vùng lân cận. Các nốt nám có kích thước không đều, xen lẫn với nhau, nếu không điều trị sớm sẽ phát triển và lan nhanh sang các vùng da khác. Nám do nội tiết thường xuất hiện ở 2 bên gò má, thái dương, trán, mũi, và cánh mũi.
Tùy vào tình trạng rối loạn nội tiết bên trong cơ thể mà mức độ nám biểu hiện trên bề mặt da khác nhau. Ngoài ra, nám nội tiết còn có một số biểu hiện khác như:
- Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều hoặc ít dần theo thời gian.
- Buồng trứng, cổ tử cung, âm đạo nhỏ dần, các tuyến ít tiết ra chất nhầy, có cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục.
- Có các dấu hiệu rối loạn thần kinh như: lo lắng, buồn bực, khó chịu, tim đập nhanh, tính thay đổi thất thường…
- Da bắt đầu lão hóa: mất độ đàn hồi, đen sạm, nhăn da…
Điều trị nám nội tiết
Bổ sung Estrogen ngoại sinh
Các chất béo lành mạnh, omega-3 là những thành phần không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày nếu bạn muốn cải thiện nhanh tình trạng nám nội tiết. Các thực phẩm bạn nên bổ sung gồm: dầu dừa, bơ, chế phẩm bơ từ động vật ăn cỏ và cá hồi tự nhiên (chất béo); cá, hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, các sản phẩm từ động vật ăn cỏ (omega-3); hạn chế hoặc không sử dụng các loại dầu thực vật từ hướng dương, ngô, cải dầu, đậu tương và đậu phộng (omega-6).
Viên uống Eposoft
Viên uống Eposoft là một lựa chọn hoàn hảo cho chị em hiện nay. Đây là một trong những nguồn tốt nhất của axit Gamma-Linolenic, có tác dụng làm cân bằng các hormone sinh sản của người phụ nữ. Viên uống tinh dầu hoa anh thảo được nhiều chị em tin tưởng sử dụng với hàm lượng anh thảo cao, không chất bảo quản, không có các phụ gia khác. Chỉ cần ngày 2 viên, sau 4 tuần, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ ràng của cơ thể.
Sử dụng kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời thường chứa tia UV là một trong những yếu tố kích sản sinh melanin. Nếu bạn để da tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với tia UV khiến các sắc tố melanin tăng sinh bất thường tích tụ lại làm cho da không đồng màu và xuất hiện các vết nám, tàn nhang. Sử dụng kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da và ngăn chặn các tia UV tiếp xúc trực tiếp với da. Nhưng nếu lựa chọn các loại kem chống nắng không phù hợp, da bạn sẽ dễ bị đỏ ửng, ngứa ngáy và các vết nám càng ngày càng lan rộng hơn.
Bạn nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ và sử dụng đều đặn ngay cả khi không ra ngoài.
Sử dụng kem bôi trị nám
Có thể nói đây là cách điều trị nám nội tiết thông dụng, được nhiều chị em lựa chọn bởi các loại kem trị nám thường dễ mua, dễ sử dụng tại nhà. Các sản phẩm kem bôi trị nám nội tiết thường có công dụng loại bỏ bào chết, ức chế sự hình thành sắc tố melanin trong tế bào da, từ đó làm mờ các đốm nám nâu sậm màu trên bề mặt da, giúp da sáng màu hơn. Thành phần chủ yếu trong các loại kem trị nám là Axit azelaic, Axit Retinoic, Axit tranexamic, Axit Kojic, hydroquinone, Niacinamide, vitamin C,…
Sử dụng thuốc chữa nám
Tùy tình trạng nám và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, bác sĩ sẽ chỉ định nồng độ hydroquinone 2% hoặc nồng độ 3 - 5%. Tuy nhiên, khi bạn dùng hydroquinone ở nồng nộ cao cần có sự giám sát của bác sĩ để trnash những nguy cơ không mong muốn.
Thời gian sử dụng thuốc ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Nhưng thực tế lâm sàng cho thấy, thuốc hiệu quả sau khi sử dụng từ 5-7 tuần. Quá trình sử dụng có thể kéo dài từ 3 tháng 1 năm. Bạn nên ngừng thuốc và thông báo với bác sĩ nếu khi dùng thuốc gặp phải một số vấn đề: Viêm da tiếp xúc kích ứng, tăng sắc tố sau viêm
Kết luận
Nám nội tiết là một trong những bệnh về da do sự thay đổi nội tiết tố từ bên trong cơ thể. Việc điều trị nám nội tiết cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy vào tình trạng bệnh. Hy vọng rằng bạn sẽ có cách điều trị nám nội tiết hiệu quả, để đem lại vẻ đẹp tươi trẻ cho làn da.
Bài viết liên quan