Mất Ngủ Tuổi Tiền Mãn Kinh: Có Nguy Hiểm Không?
Tiền mãn kinh là giai đoạn cơ thể nữ giới xảy ra nhiều biến đổi có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày và một trong số đó là tình trạng mất ngủ. Vậy tình trạng này là gì và chúng có gây nguy hiểm cho sức khỏe không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mất ngủ tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là giai đoạn các nội tiết tố trong cơ thể xảy ra nhiều thay đổi, phổ biến ở nữ trong độ tuổi từ 45-53. Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời kỳ sinh sản và thời kỳ mãn kinh, do đó thường xảy ra trước thời kinh mãn kinh khoảng 8-10 năm.
Mất ngủ tiền mãn kinh
Mất ngủ tuổi tiền mãn kinh là tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ hay mê sảng, thức dậy mệt mỏi xảy ra ở nữ giới trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Mất ngủ giai đoạn tiền mãn kinh có thể dẫn tới nhiều vấn đề như:
- Cơ thể lờ đờ, mệt mỏi do thiếu năng lượng, luôn có cảm giác buồn ngủ.
- Nhận thức kém, phản xạ chậm, giảm tỉnh táo
- Làm rối loạn sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày
- Tâm lý căng thẳng, chán nản, suy nhược thần kinh, trầm cảm
- Làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của tiền mãn kinh như giảm ham muốn, khó kiểm soát cảm xúc…
- Nhanh bị lão hóa, có nguy cơ mắc phải các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch…
Nguyên nhân gây mất ngủ tuổi tiền mãn kinh
Cơ chế hoạt động của cơ thể để đi vào giấc ngủ là trung ương thần kinh phát động não bộ và các tuyến nội tiết tiết ra các hóa chất có tác dụng phong bế thần kinh, đưa não và vùng cấu trúc lưới, vùng dưới đồi rơi vào trạng thái ức chế. Do đó, hoạt động ngủ cần có sự phối hợp giữa thần kinh và nội tiết. Tuy nhiên, ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, cơ thể người phụ nữ đang có những thay đổi về hormon nội tiết tố.
Suy giảm hormone, đặc biệt là hormon estrogen và progesterone có thể được xem là nguyên nhân chính gây mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh. Cụ thể, suy giảm hormon estrogen làm giảm khả năng hấp thụ và sản xuất magne - một khoáng chất giúp giãn cơ. Cơ bắp căng cứng cộng với hiện tượng bốc hỏa ở giai đoạn tiền mãn kinh và đổ mồ hôi về đêm làm gián đoạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ. Suy giảm hormon progesteron cũng khiến phụ nữ ngủ không say giấc và rối loạn giấc ngủ.
Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra nhiều biến động cả về thể chất và tâm lý của phụ nữ, kèm theo đó là vô vàng nỗi lo về công việc, gia đình và các mối quan hệ xã hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, những chị em có thói quen ăn quá muộn vào buổi tối có thể khiến cơ quan tiêu hóa làm việc không đúng nhịp sinh học, từ đó ảnh hưởng làm chị em khó đi vào giấc ngủ. Một số loại thức uống như cà phê, trà hoặc rượu bia cũng là một nguyên nhân kích thích hệ thần kinh và gây khó ngủ.
Tác hại của mất ngủ
Mất ngủ kéo dài ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh không những khiến phụ nữ lão hóa nhanh hơn hay làn da kém sức sống mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý, trong đó đặc biệt là tình trạng căng thẳng, dễ bị trầm cảm, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ hoặc nghiêm trọng hơn là rối loạn tâm thần.
Tác hại của mất ngủ
Với một số trường hợp nghiêm trọng, nếu chị em không điều trị mất ngủ tiền mãn kinh kịp thời thì bạn có thể gặp nguy cơ mắc một số bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư… Hơn nữa, phụ nữ bị mất ngủ thì da nhanh lão hóa, thần sắc kém tươi tỉnh, và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, béo phì và ung thư.
Phòng ngừa mất ngủ tiền mãn kinh
Mất ngủ tuổi mãn kinh gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của chị em phụ nữ. Do vậy, chúng ta nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng tránh tình trạng mất ngủ này:
- Xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ và ăn uống khoa học
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây gián đoạn giấc ngủ như cà phê, rượu bia…
- Không ăn tối muộn, ăn quá no hoặc tập thể dục gần sát giờ đi ngủ Kiểm soát các triệu chứng ở một số bệnh lý gây ảnh hưởng giấc ngủ như dị ứng, sốt cao, trào ngược thực quản, viêm dạ dày, viêm khớp
- Thường xuyên tập luyện thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe
Kết luận
Mất ngủ không chỉ diễn ra ở phụ nữ mãn kinh mà còn là mối lo ngại ở rất nhiều người trẻ hiện đại. Trên đây là những phương pháp trị mất ngủ tiền mãn kinh được cho là hiệu quả với người bệnh. Hy vọng bạn sẽ cải thiện được tình trạng mất ngủ tuổi tiền mãn kinh này nhé.
Bài viết liên quan